Visa “Kinh Doanh/Quản Lý” là gì?
Vào đầu năm 2015, tư cách lưu trú ” Đầu Tư/Kinh Doanh” được chuyển đổi tên gọi sang “Kinh Doanh/Quản Lý” .
” Đầu Tư/Kinh Doanh” được thành lập bằng việc sửa đổi luật năm 1989 trên cơ sở người nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản dựa trên Hiệp ước Thương mại và Hàng hải Nhật-Mỹ.
Theo Luật Kiểm soát Nhập cư và Tị nạn, “Kinh Doanh/Quản Lý” là “các hoạt động quản lý thương mại và các hoạt động kinh doanh khác hoặc tham gia vào việc quản lý các doanh nghiệp đó ở Nhật Bản.”Những trường hợp nhận visa này:
① Thành lập một công ty mới tự mình quản lý.
② Quản lý kinh doanh một công ty hiện có.
③ Thay người quản lý công việc kinh doanh hiện tại.
② và ③ chỉ tương ứng với các công ty lớn đã được lên sàn chứng khoán hoặc 1 năm đóng góp hơn 1000 man yên tiền thuế.
Còn lại hầu hết tương ứng với ①.Các hoặt động cụ thể của Visa “Kinh Doanh/Quản Lý”経営(người kinh doanh) → 代表取締役(giám đốc đại diện)、取締役(giám đốc)、監査役等の役員(Người phụ trách kiểm toán của công ty)。
Tuy không có quy định về trình độ học vấn hay bằng cấp, nhưng nếu bạn có bằng cấp hoặc kinh nghiệm liên quan đến quản lý kinh doanh và ngành nghề kinh doanh thì sẽ là một lợi thế. 管理 → 部長、工場長、支店長など thường tương ứng những chức vụ như như trên nhưng không có nghĩa là visa của bạn là 管理. Phải cần xét nhiều điều kiện mới có thể đổi được.
Điều kiện cơ bản nhất là cần có trên 3 năm kinh nghiệm trong việc quản lý hoặc kinh doanh (thời gian học tập tại trường chuyên ngành có liên quan đến quản lý hay kinh doanh).
Mô hình người nước ngoài thành lập công ty ở Nhật Bản.
① Trường hợp người sáng lập là người nước ngoài hoặc tập đoàn nước ngoài và giám đốc cũng là người nước ngoài.
② Trường hợp người sáng lập là người nước ngoài hoặc tập đoàn nước ngoài và giám đốc là người Nhật.
③ Trường hợp người sáng lập là người Nhật Bản hoặc tập đoàn Nhật Bản và giám đốc là người nước ngoài.
Trong 3 trường hợp trên, trường hợp②, ③ hầu như toàn những tập đoàn lớn, còn lại người ngoại quốc thành lập và hoạt động kinh doanh tại Nhật thường nằm ở số ①.
Quy trình thành lập công ty
Cần nhiều thủ tục khi thành lập công ty. Sau đây, hãy cùng xem quy trình thủ tục thành lập công ty.
(1) Chuẩn bị trước (quyết định các vấn đề cơ bản của công ty, tạo con dấu công ty):
Khi thành lập công ty, trước tiên bạn phải quyết định loại hình công ty. Bạn sẽ phải lựa chọn giữa công ty cổ phần (株式会社) và công ty trách nhiệm hữu hạn (合同会社).Công ty trách nhiệm hữu hạn (合同会社) có thể giảm chi phí thành lập và duy trì công ty, nhưng nó không được nhiều người biết đến và vẫn chưa phổ biến (Tuy vậy, nhưng tập đoàn Amazon tại Nhật アマゾンジャパン合同会社 vẫn là công ty TNHH).
Công ty cổ phần (株式会社) thường được mọi người đều biết một tập đoàn, chắc chắn sẽ không có vấn đề gì với các đối tác kinh doanh, tạo sự uy tín cao đối với đối tác kinh doanh nhưng chi phí thành lập sẽ cao hơn.
Một khi bạn đã quyết định về loại hình công ty, bạn phải quyết định những điều cơ bản của công ty. Những thứ phải được quyết định bao gồm tên công ty (tên thương mại), mục đích kinh doanh, vốn điều lệ, thiết lập tổ chức, ngày thành lập và năm tài chính, và địa điểm trụ sở chính.
Hãy chọn những điều này một cách cẩn thận vì chúng sẽ cần phải được đăng ký với Cục Pháp Vụ khi bạn thành lập công ty của mình và sẽ rất tốn kém khi thay đổi địa chỉ, nghành nghề kinh doanh, ..v.v.
Ngoài ra, con dấu công ty bắt buộc phải có ngay từ thủ tục thành lập nên phải tạo ngay từ đầu.
Bạn phải tạo con dấu công ty 実印 (con dấu đại diện) Con dấu đã đăng ký là con dấu cần được đăng ký với văn phòng chính phủ, và được sử dụng trong các trường hợp quan trọng như giao dịch bất động sản như mua nhà.
Con dấu ngân hàng 銀行印 con dấu tài sản quan trọng cần phải báo cáo với tổ chức tài chính (thường sử dụng giao dịch ngân hàng).
Con dấu chứng nhận 角印 là loại con dấu được sử dụng rộng rãi hàng ngày mà không cần thông báo.
(2) Chuẩn bị bước thành lập điều lệ công ty:
Nó là một tài liệu quan trọng đối với công ty vì vậy nó được gọi là hiến pháp của công ty. Đối với công ty cổ phần thì phải có chứng nhận từ các điều khoản thành lập do phòng công chứng lập.
Mặt khác, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì không nhất thiết phải xin chứng nhận.
(3) Thanh toán vốn điều lệ:
Chuyển vốn thành lập công ty vào tài khoản của người sáng lập. Phải đảm bảo rằng tên của người đã thực hiện chuyển khoản xuất hiện trong sổ ngân hàng.
(4) Nộp đơn đăng ký:
Nếu công ty không được đăng ký, nó sẽ không được thành lập chính thức. Vì vậy, cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và đăng ký thành lập công ty tại Phòng pháp chế gần nhất.
Các giấy tờ cần thiết và chuẩn bị cho việc chuẩn bị hồ sơ sẽ được cập nhật trong bài viết tiếp theo.